Ngành bao bì giấy Việt Nam năm 2019 đã phải lao đao trước việc hứng chịu quá nhiều khó khăn. Ngoài vấn đề về nguồn nguyên liệu, bên cạnh đó là khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu.
Ngành bao bì giấy Việt Nam trong những năm 2019 có sự tăng trưởng mạnh so với năm 2018. Tổng sản lượng giấy tiêu thụ khá cao, tuy nhiên lại gặp khó khăn trong việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc – một trong những thị trường lớn nhất của nước ta. Trong năm 2020 sắp tới đây, sẽ có những cách thức để có thể chuyển biến tình trạng bất cập trong năm 2019, nhằm giải quyết những vấn đề về xuất nhập khẩu, nguồn nguyên liệu, vốn tiêu thụ,…
Để hiểu rõ hơn về tình trạng của ngành bao bì giấy Việt Nam 2020 sắp tới, bài viết hôm nay sẽ đưa ra những dự báo cùng những tính toán chuẩn xác nhất, để mọi người có cái nhìn rõ hơn về những ưu điểm, bất cập hiện nay mà ngành bao bì giấy 2020 có được.
Những sự kiện của ngành bao bì giấy trong năm 2019
Ngành giấy năm 2019 đã chiếm tổng lượng tiêu thụ đến con số là 3.818 triệu tấn trên năm, chiến tỷ trọng 77.2% trên tổng lượng tiêu dùng các loại giấy. Tăng trưởng 20% so với cùng kỳ, mức tăng trưởng về lượng cao nhất trong ngành bao bì giấy Việt Nam.
Trong tổng lượng đó thì có 3.17 triệu tấn giấy không tráng phấn, chiếm tỷ trọng 83%, giấy bìa tráng phấn đạt 648.400 tấn, chiến tỷ trọng 17%. Sản xuất giấy làm bao bì chiếm tỷ trọng cực kì cao trong ngành giấy, lên đến 81.3%. Giấy làm bao bì là mặt hàng xuất khẩu tăng mạnh nhất đạt 641.000 tấn, chiếm tỷ trọng 79.2% trên tổng lượng các loại giấy và tăng trưởng đến 99% so với cùng kỳ.
Bên cạnh những con số nổi bật này, thì có những bất cập mà trong năm 2019 chúng ta cần phải giải quyết để phát triển trong năm 2020. Đầu tiên phải kể đến là nhu cầu giấy bao bì tại Trung Quốc giảm mạnh bởi chiến tranh thương mại Mỹ-Trung và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước trong khu vực như: Thái Lan, Indonesia, Ấn Độ, Malaysia.
Điều này dẫn đến giá giấy bao bì trên thị trường trong nước bị giảm một cách đáng kể. Sản lượng sản xuất và bán ra tuy ổn định, nhưng giá bán ra giảm mạnh, trong khi giá giấy nguyên liệu và các chi phí đầu vào tăng khiến doanh thu sụt giảm nhanh một cách chóng mặt.
Ngoài yếu tố chiến tranh thương mại của Trung Quốc và Mỹ, yếu tố tiếp theo là doanh nghiệp giấy trong nước phải chịu áp lực cạnh tranh từ thị trường nội địa, đặc biệt là nhóm doanh nghiệp FDI. Đầu tư FDI vào ngành bao bì giấy Việt Nam đã tăng rất nhanh trong 2 năm là 2018 và 2019, hiện đã chiếm hơn 50% sản lượng giấy các loại của Việt Nam, điều này tạo áp lực cực kì lớn cho các doanh nghiệp trong nước.
Dự kiến đến năm 2022, khi các dự án đã được cấp phép đi vào hoạt động, sản lượng của các doanh nghiệp FDI có thể sẽ chiếm đến 60% tổng sản lượng cả nước. Nhiều khả năng thị trường sẽ chịu sự chi phối mạnh của nhóm doanh nghiệp này.
Hiện tại, các doanh nghiệp giấy nội địa đang tập trung vào các sản phẩm giấy làm bao bì, hòm và hộp carton, với tỷ trọng 87%. Đội ngũ doanh nghiệp tuy đông đảo với khoảng 300 công ty, nhưng lại nhỏ yếu và công nghệ còn lạc hậu, chỉ chiếm được 50% năng lực sản xuất của toàn ngành, 50% còn lại là của 6 doanh nghiệp FDI.
Sự chuyển mình trong năm 2020
Năm 2020 là năm của bảo vệ môi trường, chưa có năm nào mà đề tài ô nhiễm môi trường lại “nóng” như năm này. Gần như khắp mọi nơi trên thế giới đều cùng nhau khởi động chiến dịch vì một Trái Đất không đồ nhựa, cùng nhau hạn chế việc sử dụng bao bì nhựa, thay vào đó là những dạng bao bì “xanh” đảm bảo an toàn cho môi trường.
Chính nhờ lý do này, ngành bao giấy ở khắp mọi nơi đều phát triển một cách mạnh mẽ. và Việt Nam cũng như vậy. Tại Việt Nam cũng đang ra sức thực hiện chiến dịch nói không với đồ nhựa, từ đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển của bao bì giấy.
Ngành công nghiệp giấy có nhiều cơ hội và triển vọng để phát triển nhờ vào hiệu ứng của các hiệp định thương mại tự do mang lại, phải kể đến là Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) với lộ trình miễn thuế nhiều mặt hàng xuống 0%.
Với việc ký kết Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) cũng sẽ giúp các ngành công nghiệp sử dụng sản phẩm của ngành giấy tiếp cận sâu rộng hơn với thị trường này.
Tuy có nhiều cơ hội phát triển, nhưng vẫn cần phải chú ý đến giải quyết những vấn đề bất cập như thiếu hụt nguyên liệu cho ngành giấy, bằng những cách như tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong việc nhập khẩu hàng hóa làm nguyên liệu sản xuất, đặc biệt trong việc nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất.
Tiếp theo là tìm kiếm những thị trường mới, xây dựng chính sách quy định, định hướng và phân vùng đầu tư, tận dụng tối đa được lợi thế về địa lý và nguyên liệu sản xuất, tránh việc đầu tư quá tập trung tại một hoặc một số địa phương, trong khi cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được tốc độ đầu tư của các dự án từ đó dẫn đến quá tải về cơ sở hạ tầng.
Đây là những dự đoán cũng như những chính sách, hướng đi, để đẩy mạnh ngành bao bì giấy trong nước phát triển mạnh mẽ hơn trong năm 2020. Dù có nhiều thách thức, nhưng vẫn có nhiều điều kiện thuận lợi để tin tưởng rằng bao bì giấy Việt Nam sẽ có những bước chuyển mình mạnh mẽ.